Vải satin là một trong những loại vải có nguồn gốc lâu đời nhất, một trong những loại vải có tính ứng dụng cao trong may mặc, chiếm được sự yêu thích của người tiêu dùng và gắn liền với sự sang trọng. Vậy vải satin là vải gì? Đâu là sự khác biệt giữa các loại vải lụa satin
Satin là gì? Vải satin là vải gì?
Vải satin hay còn gọi với những cái tên khác như lụa satin, sa tanh, satun hay saeta,… Bắt đầu xuất hiện trên thị trường vào thời kỳ Phục Hưng, có thể được sản xuất từ nhiều chất liệu khác nhau, loại vải mang chất liệu khá giống vải lụa, sử dụng nhiều nhất vẫn là sợi tơ tằm, sợi polyester và sợi viscose,…
Có kết cấu chặt chẽ, bề mặt óng ánh, vẻ ngoài bóng loáng tự nhiên và khả năng chống bám bụi rất tốt, để làm ra được một tấm vải satanh, người thợ phải thực hiện dệt theo kết cấu 1 sợi ngang đi xuống dưới 1 sợi dọc, sau đó đè lên ít nhất hai sợi dọc và tiếp tục lặp lại ở những mũi dệt tiếp theo.
Vải lụa Satin bắt đầu trở nên thịnh hành hơn khi những người thợ máy ở Trung Quốc bắt đầu phát minh ra kỹ thuật dệt lụa.
Những ưu nhược điểm của vải satin
Ưu điểm
- Vải có độ bóng và mướt tạo vẻ bề ngoài cao cấp và thu hút.
- Không thể tạo nếp gấp và vải rất khó bị nhăn.
- Có rất nhiều màu sắc đa dạng, dễ dàng tạo ra các hoa văn.
- Có khả năng giữ ấm tốt vào mùa đông và vẫn thoáng mát vào mùa hè.
Nhược điểm
- Khó tạo kiểu thiết kế trên quần áo do không thể làm nhăn, gấp nếp vải.
- Dễ bị rách trong quá trình sử dụng.
- Rất dễ bắt lửa trong quá trình sử dụng.
- Giá thành khá cao so với mặt bằng giá chung các loại vải khác trên thị trường.
Những loại vải satin phổ biến nhất hiện nay
Vải satin lụa
Vải lụa satin là chất vải cao cấp, chất liệu chính là lụa tơ tằm chất lượng cao, có độ rũ và độ óng ả, mềm mại, có ưu điểm về độ nhẹ, thoáng mát, nhẹ và không bám bụi, mướt và mịn màng, giúp người mặc cảm nhận được ngay độ mềm.
Ngoài màu sắc trơn thông thường, một số hãng sản xuất cũng thêm vào các họa tiết hoa văn để tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Vải satin cotton
Đây là loại vải về bản chất cũng là một dạng cotton truyền thống, nhưng lại được áp dụng kỹ thuật dệt của vải satin, vẫn có được sự bóng nhất định, nên gọi là vải satin cotton.
Số lượng các sợi cotton ít hơn nhưng vẫn giữ được khả năng thông thoáng và thấm hút tốt, mềm mịn và không bị nhăn khi giặt, độ bền của loại vải satin này cũng được đánh giá cao, tính thân thiện với làn da cũng là ưu điểm đáng nói của vải satin cotton.
Vải satin chiffon
Vải satin chiffon là vải được kết hợp từ nhiều chất liệu tổng hợp khác nhau như satin, nylon, poly,… Với ưu điểm mỏng nhẹ, độ bóng cao, không co dãn và không bị nhăn, được sử dụng nhiều hơn để may đồ lót của nữ giới.
Bảo quản và sử dụng vải satin hiệu quả
- Trong lần giặt đầu tiên, bạn có thể ngâm sản phẩm vào nước muối pha loãng trong khoảng 2 tiếng để giũ sạch bụi đồng thời giữ màu vải tốt hơn.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, một số lưu ý quan trọng và những lưu ý đặc biệt đối với sản phẩm đó trước khi sử dụng đính kèm trên nhãn mác.
- Để vải satanh sử dụng được lâu nhất, thì nên giặt bằng tay và phơi dưới nắng nhẹ.
- Lật mặt trong của sản phẩm để ủi để giữ được độ bóng của vải, nên sử dụng một miếng vải lót để không làm hư hại đến chất liệu vải do vải rất dễ bắt lửa, dễ cháy. Để nhiệt ủi ở mức nhỏ nhất để hạn chế tình trạng cháy.
- Nên được giặt riêng và phơi ở không gian có nắng nhẹ để không làm ảnh hưởng đến màu của sản phẩm.
Lời kết
Trên đây là một số kiến thức mà NamPlus chia sẻ về loại “vải satin” đang rất được ưa chuộng. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ có thêm kiến thức về thời trang, hiểu cũng như giải đáp được những câu hỏi liên quan tới vải satin, cũng như sẽ có thêm một lựa chọn cho mình khi mua vải. Chúc các bạn thành công và vui vẻ!